Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Kimono - trang phục truyền thống, quốc phục Nhật Bản qua các thời kỳ

Mỗi quốc gia đều có những trang phục truyền thống riêng thể hiện đặc sắc văn hóa dân tộc. Nếu ở Việt Nam là tà áo dài thướt tha thì ở Nhật Bản, Kimono chính là niềm tự hào và biểu tượng vô cùng độc đáo của xứ phù tang. Văn hóa kimono là văn hóa đáng tự hào của người nhật bản, nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa nói chung của đất nước mặt trời mọc thì không thể bỏ qua kimono. 

Thời kỳ ban đầu, Kimono chỉ có tên gọi là “Hòa phục nghĩa” là danh từ chung chỉ quần áo Nhật Bản. Quay nhiều thời kỳ phát triển, lịch sử  thăng trầm của cũng như phát triển văn hóa, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về trang phục truyền thống của người Nhật.

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc.

Kimono thật chất được bắt nguồn từ Trung Quốc vào những năm 300 sau công nguyên, sau nhiều thay đổi, biến hóa đến năm 794 nó đã có nét riêng, độc đáo và trở thành trang phục riêng của đất nước mặt trời mọc. 
Kimono đã có gần 2 ngàn năm phát triển và trở thành quốc phục Nhật Bản, tuy nhiên để trở thành bộ quốc phục duyên dáng, đẹp như ngày nay thì đã có nhiều thay đổi qua 5 thời kỳ chính để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử. 

Thời kỳ Heian



Thời kỳ Heian (794 - 1185) được biết đến với những bộ Kimono đầy màu sắc với những lớp áo phức tạp. Người ta thường mặc những bộ Kimono với 12 lớp áo, tay áo và cổ áo khác nhau chỉ ra những sắc thái riêng biệt của từng bộ Kimono. Những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ Kimono có đến 16 lớp.

Thời Kamakura



Thời Kamakura (1192-1333) có sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh sĩ và quân nhân, đòi hỏi những bộ trang phục nhẹ nhàng, tinh gọn, vì thế những bộ Kimono cầu kỳ không còn là thịnh hành nữa mà thay thế vào đó là những bộ Kimono tay áo ngắn được sử dụng phổ biến trên khắp cả nước Nhật. Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ.





Thời Edo (1603-1868)

Thời kỳ này đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Do làm nhiều trang phục samurai, tay nghề những nghệ nhân kimono càng ngày càng cao và làm kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các cha mẹ truyền lại cho con cái như một vật gia truyền.




Bên cạnh đó, với sự du nhập của phương Tây, người Nhật ít mặc kimono hơn trước mà thay vào đó là những bộ Âu phục dần trở nên phổ biến. Tập tục mặc Kimono hàng ngày đã không còn nữa. Đặc biệt trong giai đoạn này, kimono có sự thay đổi lớn, đó là sự ra đời của thắt lưng Obi. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao, tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó.


Thời Meiji


Ở thời kỳ Meiji (1686 - 1912), chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền. Đối với các công dân binh thường, khi mặc kimono đến các sự kiện trang trọng Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc.
 

Ở thời kỳ này, phụ nữ đã bắt đầu đi làm, không đơn thuần chỉ ở nhà làm nội trợ như trước nữa, vì thế trang phục của họ cũng nhẹ nhàng hơn để thuận tiện cho công việc.


Thời Showa (1926-1989)


Sau thế chiến thứ II, nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì Kimono đã bắt đầu được ưa chuộng trở lại. Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của thời trang Âu Mỹ, song Kimono vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu nhưng bớt rườm rà và kiểu cách hơn.



Trước kia, cả đàn ông và phụ nữ  Nhật đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, khi đến du lịch Nhật Bản, có lẽ khách du lịch chỉ có thể bắt gặp hình ảnh chiếc Kimono trong những dịp lễ quan trọng. Trang phục Kimono cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều cho phù hợp và thuận tiện hơn cho người mặc nhưng không làm mất đi nét truyền thống vốn có của chúng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét