This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Hoa Anh Đào - Biểu tượng mùa xuân của xứ sở Phù Tang

Nhắc đến Hoa anh đào là các bạn có thể nhớ ngay tới Nhật Bản, cũng như nhắc tới mùa xuân Nhật Bản bạn không thể không biết mùa xuân nhật bản khắp không gian đều bừng sáng sắc hoa hồng nhạt của loài hao biểu tượng cho xứ sở Nhật Bản.
Đất nước của con cháu Thái dương thần nữ được gắn với rất nhiều biểu tượng, hoa Anh Đào là một trong số đó. Hoa anh đào là biểu tượng của dân tộc nhật bản, nó tượng trưng cho một nét văn hóa nhẹ nhàng thi vị và có chút thanh tao quyến rũ.  

Tại sao bạn không đăng ký ngay cho mình một tour du lịch nhật bản vào mùa xuân để tận mắt ngắm nhìn, tận tay nâng niu loài hoa mỏng manh, loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, thanh tao, được ví như một nàng thiếu nữ giữa mùa xuân. 



Đó là mùa hoa Anh Đào, Hanami là một từ của người dân Nhật và chỉ được dùng vào tiết mùa xuân nó có nghĩa là ngắm hoa, xem hoa hay nhìn hoa. Hanami được viết bằng 2 từ Hán-Việt là "Hoa Kiến". HANA có nghĩa là hoa, MI có nghĩa là nhìn, là xem tức là thấy hoa, xem hoa, ngắm hoa... vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 lúc mà hoa Anh Đào nở rộ trên khắp mọi nơi của xứ Phù Tang (hoa nở rộ và đẹp nhất là trên đảo Honshu, đảo lớn nhất của Nhật Bản). Thời gian của Hanami được kéo dài bằng thời gian của mùa hoa Anh Đào nở. Đây là khoảng thời gian mà người dân Nhật tụ tập gia đình, bạn bè tổ chức những buổi picnic ca hát ăn uống vui đùa tại những công viên, dưới những gốc Anh Đào, bên trên hoa nở rộ trắng xóa trên những cành cây. Cả không gian như bừng sáng bởi một sắc hoa, mang lại cho người ta cảm giác ấm áp, hạnh phúc sau cả một mùa đông giá lạnh. Nhật Bản không phải là xứ chỉ có hoa Anh Đào nở, họ cũng có những loại hoa khác cũng nở rộ vào tiết mùa xuân, cũng có những bản nhạc ca ngợi "hoa hồng đã nở" (bara ga saita), thế nhưng hanami vẫn mang một ý nghĩa riêng ám chỉ về mùa Anh Đào nở. Phải chăng hoa Anh Đào có một ý nghĩa sâu xa nào đó trong lòng con cháu Thái Dương Thần Nữ. 



Chúng ta hay nói đến các loại cây Đào, hoa Đào nhưng nhiều khi chúng ta không để ý đến sự khác nhau giữa các chủng loại hoa anh đào. Hoa Anh Đào được coi là loại cây quí được ví với hình ảnh nhẹ nhàng của người con gái đứng tựa bên cây. Sakura cũng là một chủng loại của Đào nên vì thế được gọi là Anh Đào để phân biệt với Sơn Đào, Thu Đào, Hàn Đào, Lý Đào ..v..v. Loại hoa này (sakura) còn có tên Nhật khác là Somei Yoshino hay còn được gọi tắt là Yoshino (trên internet thì các trang web thường viết là Yoshino).

Khi vào mùa đông giá lạnh, cây Anh Đào thường trụi lá, không một chiếc lá nào có thể ngủ yên trên cành cây qua một mùa đông giá lạnh của Nhật Bản. Đến mùa xuân cây Anh Đào cựa mình, dụi mắt để đón nàng xuân về khắp mọi nơi trên xứ sở của con cháu Thái Dương Thần Nữ . Vào tuần lễ cuối tháng 3, cây Anh Đào bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những mầm nụ đã bắt đầu ra nụ. Nụ nằm yên đó chờ cho tiết trời trở ấm thì bung nở ra hoa. Mỗi nụ hoa thường thì cho ra nhiều đóa hoa. Có nụ cho ra 2 đóa , có nụ cho ra đến 4 - 5 đóa Anh Đào. Cuống hoa Anh Đào màu hồng đậm và thân cuống có màu xanh lá. Mỗi đóa hoa chỉ lớn độ 2-3cm và nở sát vào nhau, nhưng điểm đặc biệt nhất của hoa Anh Đào là mỗi đóa Anh Đào chỉ có đúng 5 cánh hoa nằm cạnh nhau và tạo cho hoa một hình dáng cân đối. Các cánh hoa rất mỏng và mịn, cánh có màu trắng hồng phía ngoài và màu hồng của cánh hoa thường thì đậm hơn về phía nhụy hoa, làm nổi bật các đầu nhụy hoa vàng nằm ngay giữa đóa hoa. Một chút hồng nhạt trên các đầu cánh hoa hay một chút hồng đậm ở dưới cánh hoa cộng với những giọt sương sáng sớm long lanh còn đọng lại trên cánh hoa cũng là những hình ảnh tuyệt vời cho những người chụp ảnh tài tử. 



Thời gian hoa anh đào nở rộ nhất là vào cuối tháng 3, khi đó thời tiết đã bắt đầu trở lại ấm áp, nếu trời trở lạnh thì hoa sẽ hãm lại không nở, chỉ bung ra khi thời tiết thật ấm áp. Hoa anh đào nở và sẽ rụng sau đó khoảng 10 ngày. Một thời gian thật ngắn ngủi nhưng cũng chính vì sự ngắn ngủi, hoa nở rồi lại tàn nhanh nên người nhật càng yêu quý, càng coi trọng loài hoa này, vì trong quan điểm thẩm mỹ của người dân xứ phù tang thì cái không hoàn hảo là cái đẹp, nó ngắn ngủi nên nó được nâng niu quý trọng.

Đứng từ xa ngắm nhìn một cây hoa hay một rừng anh đào, bạn chỉ có thể thấy một màu trắng hồng bao phủ toàn không gian. Ngắm một hàng Anh Đào nở bên một con sông nhỏ, xa xa ẩn hiện mái đền Thần Đạo hay mái chùa cổ kính hoặc những con rùa đá được đặt nằm giữa dòng sông thì người ta mới cảm được cái đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần rực rỡ của Anh Đào và cái không gian thiền vị vây quanh. Đấy là cái tâm linh thực sự của người Nhật.




Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa Anh Đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa Anh Đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa Anh Đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành vội, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa Anh Đào nở. Ngaỳ xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không. Những ai đã có dịp xem phim zchiến binh Samurai cuối cùng (The last Samurai) thì đều có dịp thấy hình ảnh này mà nhà đạo diễn phim đã cố tình cho người xem thấy được cái tinh thần samurai nở trong đóa hoa Anh Đào. Đời sống của hoa Anh Đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa Anh Đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh Anh Đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất. Samurai cũng thế, xem đời sống mình như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp như nhau.




Ngày nay, giai cấp Samurai đã ra đi nhưng tinh thần Samurai trong lòng người dân Nhật hình như vẫn còn đó, khi những mùa xuân Anh Đào vẫn còn nguyên vẹn trên xứ Phù Tang.

Ngoài ra, Anh Đào còn là đóa hoa được nhiều tôn giáo, đảng phái, tổ chức của Nhật chọn làm dấu biểu tượng (logo) cho mình. Như giáo hội Thiên Lý Tenrikyo, một giáo phái khá lớn của vùng Kansai lấy hoa Anh Đào làm biểu tượng cho giáo hội. Năm cánh hoa tượng trưng cho giáo thuyết của Thiên Lý. Mỗi tổ chức đều có những định nghĩa riêng về ý nghĩa biểu tượng của mình. Anh Đào còn biểu hiện cho sự đoàn kết, một cây anh đào dù có nở nhiều hoa đến như thế nào chăng nữa, nó vẫn không làm sao khoe được cái đẹp, cái rực rỡ như một vườn anh đào đang nở. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Câu ca dao dân gian của người Việt Nam lại hết sức phù hợp cho xứ Nhật.

Đôi điều về hoa anh đào mùa xuân Nhật Bản, một chút điểm qua về tâm tư người Nhật, một thoáng qua về hoa anh đào nở. Bây giờ chúng ta hãy cùng bước vào một khu vườn anh đào đang nở, chúng ta có thể nằm im dưới gốc anh đào ngắm hoa hay chúng ta có thể lững thững dạo bộ xem hoa. Thấy hoa, xem hoa và ngắm hoa anh đào như thế, chúng ta sẽ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chữ "hanami". Chưa có dịp nhìn hoa Anh Đào nở, chưa có dịp nhìn mùa thu lá vàng Nhật Bản thì thật là khó ai có thể cảm nhận được cái gọi là thần kỳ của Nhật Bản, cái thần kỳ đã đưa đất nước Phù Tang đi lên từ những điêu tàn đổ nát tan hoang sau cuộc đệ nhị thế chiến để họ có được như ngày nay.


Quý khách cũng có thể quan tâm: tour du lịch nhật bản mùa thu để ngắm đất nước mặt trời mọc lúc thu sang với cả không gian là màu đỏ của lá phong

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Nóc nhà của nhật bản thật sự thu hút du khách

Nhắc tới nhật bản không ai không biết đến núi phú sĩ, nhưng mà cũng sẽ là thiếu sót nếu bạn không nhắc tới Nagano hay còn gọi là nóc nhà của nhật bản. Tại đây khí hậy được sự ảnh hưởng của núi Alp nên khí hậu lạnh hơn các vùng khác một chút.
Nagano (Nhật: 長野県 Nagano-ken, Trường Dã) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Chūbu, trên đảo Honshū. Sỡ dĩ được gọi là nóc nhà của Nhật Bản, là do từ trên cao nhìn xuống bán đảo Nhật Bản, ở trung tâm có nhiều ngọn núi cao mà đa số các ngọn trên 3000m.


Khí hậu tỉnh Nagano chịu ảnh hưởng lớn bởi các ngọn núi Alp. Nếu không có những ngọn núi cao đó, khí hậu của Nagano ấm hơn nhiều. Nagano là nơi tuyết rơi nhiều nhất ở Nhật Bản. Khi mùa đông đến, luồng không khí lạnh từ Xibêri thổi qua biển Nhật Bản đã biến hơi nước thành tuyết và rơi xuống Nagano.

Nagano có vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà đẹp đến say đắm lòng người. Vào mùa hè, nhiệt độ lên tới 350C trong khi nhiệt độ vào những buổi sáng sớm hoặc đêm mùa đông lạnh giá có thể giảm xuống tới âm 20C. Sự chênh lệch lớn về nhiệt độ đó đã tạo ra những thay đổi đối với môi trường thiên nhiên xung quanh theo từng mùa. Mùa xuân mang đến vẻ đẹp của hoa anh đào và hoa táo, chim hót líu lo, còn mùa hè có những làn gió mát thổi từ cao nguyên cùng những rặng thông nên thơ. Vào mùa thu, vẻ đẹp của các ngọn núi càng được tôn lên nhờ cảnh lá đỏ rực rỡ, trong khi mùa đông mang đến niềm vui được trượt tuyết xuống những sườn núi.


Nhờ nhiệt độ mát mẻ trên cao nguyên vào mùa hè và tuyết vào mùa đông, Nagano được phát triển thành một khu nghỉ bao gồm những địa điểm tắm suối nước nóng và khu trượt tuyết, gần với 3 thành phố lớn của Nhật là Tokyo, Osaka và Nagoya.
Tại đây khí hậu mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đây là nơi hàng năm thu hút hàng trăm triệu lượt khách tới tham quan chiêm ngưỡng và khám phá nơi được gọi là nóc nhà của nhật bản này. Nếu quý khách đăng ký tham quan theo tourdu lịch nhật bản của D&T travel quý khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh và khám phá nơi đây.
 Hàng năm có khoảng 100 triệu du khách tới Nagano. Tỉnh này không chỉ là một trung tâm sản xuất rau quả lớn mà còn là một trung tâm công nghiệp về máy điện tử, máy chính xác và lương thực.


Trượt băng và trượt tuyết là những môn thể thao phổ biến đối với người dân Nagano từ thời Thế chiến 2, và hiện tại đang là môn thể thao thu hút du khách đến với vùng này.


Ngoài ra, Nagano còn thu hút du khách nhờ các điểm du lịch như :  Đền Suwa Taisha ,Thành Matsumoto,Chùa Zenkō Hồ Kizaki, Hồ Suwa, Núi Kirigamine. Sau đây là một số hình ảnh về điểm du lịch của tỉnh Nagono :

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Kimono - trang phục truyền thống, quốc phục Nhật Bản qua các thời kỳ

Mỗi quốc gia đều có những trang phục truyền thống riêng thể hiện đặc sắc văn hóa dân tộc. Nếu ở Việt Nam là tà áo dài thướt tha thì ở Nhật Bản, Kimono chính là niềm tự hào và biểu tượng vô cùng độc đáo của xứ phù tang. Văn hóa kimono là văn hóa đáng tự hào của người nhật bản, nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa nói chung của đất nước mặt trời mọc thì không thể bỏ qua kimono. 

Thời kỳ ban đầu, Kimono chỉ có tên gọi là “Hòa phục nghĩa” là danh từ chung chỉ quần áo Nhật Bản. Quay nhiều thời kỳ phát triển, lịch sử  thăng trầm của cũng như phát triển văn hóa, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về trang phục truyền thống của người Nhật.

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc.

Kimono thật chất được bắt nguồn từ Trung Quốc vào những năm 300 sau công nguyên, sau nhiều thay đổi, biến hóa đến năm 794 nó đã có nét riêng, độc đáo và trở thành trang phục riêng của đất nước mặt trời mọc. 
Kimono đã có gần 2 ngàn năm phát triển và trở thành quốc phục Nhật Bản, tuy nhiên để trở thành bộ quốc phục duyên dáng, đẹp như ngày nay thì đã có nhiều thay đổi qua 5 thời kỳ chính để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử. 

Thời kỳ Heian



Thời kỳ Heian (794 - 1185) được biết đến với những bộ Kimono đầy màu sắc với những lớp áo phức tạp. Người ta thường mặc những bộ Kimono với 12 lớp áo, tay áo và cổ áo khác nhau chỉ ra những sắc thái riêng biệt của từng bộ Kimono. Những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ Kimono có đến 16 lớp.

Thời Kamakura



Thời Kamakura (1192-1333) có sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh sĩ và quân nhân, đòi hỏi những bộ trang phục nhẹ nhàng, tinh gọn, vì thế những bộ Kimono cầu kỳ không còn là thịnh hành nữa mà thay thế vào đó là những bộ Kimono tay áo ngắn được sử dụng phổ biến trên khắp cả nước Nhật. Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ.





Thời Edo (1603-1868)

Thời kỳ này đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Do làm nhiều trang phục samurai, tay nghề những nghệ nhân kimono càng ngày càng cao và làm kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các cha mẹ truyền lại cho con cái như một vật gia truyền.




Bên cạnh đó, với sự du nhập của phương Tây, người Nhật ít mặc kimono hơn trước mà thay vào đó là những bộ Âu phục dần trở nên phổ biến. Tập tục mặc Kimono hàng ngày đã không còn nữa. Đặc biệt trong giai đoạn này, kimono có sự thay đổi lớn, đó là sự ra đời của thắt lưng Obi. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao, tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó.


Thời Meiji


Ở thời kỳ Meiji (1686 - 1912), chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền. Đối với các công dân binh thường, khi mặc kimono đến các sự kiện trang trọng Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc.
 

Ở thời kỳ này, phụ nữ đã bắt đầu đi làm, không đơn thuần chỉ ở nhà làm nội trợ như trước nữa, vì thế trang phục của họ cũng nhẹ nhàng hơn để thuận tiện cho công việc.


Thời Showa (1926-1989)


Sau thế chiến thứ II, nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì Kimono đã bắt đầu được ưa chuộng trở lại. Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của thời trang Âu Mỹ, song Kimono vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu nhưng bớt rườm rà và kiểu cách hơn.



Trước kia, cả đàn ông và phụ nữ  Nhật đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, khi đến du lịch Nhật Bản, có lẽ khách du lịch chỉ có thể bắt gặp hình ảnh chiếc Kimono trong những dịp lễ quan trọng. Trang phục Kimono cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều cho phù hợp và thuận tiện hơn cho người mặc nhưng không làm mất đi nét truyền thống vốn có của chúng.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Mãn nhãn với hình ảnh hoa anh đào rực rỡ


Nhật Bản được mệnh danh là sứ sở của loài hoa anh đào, loại hoa đẹp mà chỉ có khí hậu trời ban ở đây mới có thể nở rộ được sắc thắm như thế. Cứ mỗi độ xuân về, khi đất trời nồng ấm, những tia nắng dịu nhẹ bắt đầu rót xuống cũng là lúc du khách bốn phương rộn ràng thưởng ngoạn hoa anh đào trong không gian văn hóa của lễ hội.

Tuy nhiên, ngày này, do sự phổ biến của nền văn hóa Nhật Bản nói chung và của vẻ đẹp hoa anh đào nói riêng, loài hoa này không chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ mà còn có cả Việt Nam với sắc hoa tươi thắm, đầy quyến rũ và nở rộ từ giữa tháng hai kéo dài đến hết tháng 4.

Hoa Anh Đào tại Sapa




Và cùng ngắm hình ảnh hoa anh đào Nhật Bản ở nhiều vùng đất khác nữa









Bởi vậy nên du lịch Nhật Bản thì mùa xuân là mùa đẹp nhất nhé!!

Món mì Yakisoba đặc trưng trên đường phố Nhật Bản


Yakisoba được đánh giá là món mì ngon trên đường phố Nhật Bản. Theo tiếng Nhật Yaki là xào, Soba là mì, đó là món ăn ngon, dễ làm và lạ miệng được người dân Nhật Bản yêu thích và dùng hàng ngày.
Những sợi mì được xào cùng nguyên liệu tạo nên chảo mì nóng hổi và đẹp mắt, hấp dẫn thực khách.
Mì Yakisoba có mặt từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng, hay trên xe bán hàng dạo trên phố. Không chỉ vậy, Yakisoba dễ làm còn là thực đơn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình của người Nhật, kể từ khi nó có mặt cách đây khoảng 500 năm. Thành phần chế biến món này có sự biến tấu, thay đổi theo vùng miền tại Nhật Bản.

Chế biến món akisoba, các đầu bếp Nhật sử dụng một tấm phản nướng bằng kim loại để có thể chế biến với số lượng nhiều. Những chiếc bàn nướng này còn gọi là teppanyaki và rất phổ biến trong chế biến ẩm thực Nhật Bản.
Đổ dầu ăn trên tấm phản nướng, chờ nóng đều, các đầu bếp cho thịt heo ba chỉ đã ướp tiêu, muối vào xào khoảng 3-4 phút, để thịt heo chín tái. Gạt thịt heo qua một góc, họ cho hành tây, cà rốt, cần tây vào đảo khoảng năm phút cho rau chín sơ. Sau đó tiếp tục cho bắp cải vào đảo khoảng một phút.
Mid Yakisoba được lấy ra khỏi gói, cho vào chảo cùng hai thìa dầu ăn và rưới một ít nước lên mì, để mì dễ rời nhau ra và đỡ cháy khi xào mì. Xào đến khi mì tơi hết ra và sợi mì săn lại, họ tiếp tục cho rau, thịt heo đã xào ở trên vào mì và rưới nước xốt Yakisoba để tạo nên mùi vị đặc trưng của mì xào Yakisoba. Đảo qua đảo lại một lúc trên lửa cho các thứ trộn đều vào với nhau rồi múc ra hộp, thêm các gia vị khác như củ cải daikon bào, và hành lá thái nhuyễn… Món mì xào Yakisoba ăn không khác mấy với mì gói xào của người Việt, cũng hấp dẫn nhưng ăn thơm nồng và lạ miệng nhờ nước xốt Yakisoba.
Điều quan trọng khi chế biến là cần cho các nguyên liệu vào các thời điểm khác nhau như vậy là vì thời gian chín của mỗi loại khác nhau.
Chỉ mất 10 phút để làm, mì Yakisoba đã trở thành món ngon quen thuộc vào bữa sáng của người Nhật Bản. Tùy vào các nguyên liệu có sẵn, bạn có thể chế biến mì với các loại rau củ khác nhau. Trên phố, các hàng mì Yakisoba luôn đông khách đứng chờ mua và mang đi đường. Một suất mì được đóng gói trong hộp để bạn có thể vừa đi tàu điện ngầm vừa tranh thủ ăn sáng. Vào các dịp lễ hội, mì Yakisoba là lựa chọn cho bữa ăn nhanh, nhẹ, giàu dinh dưỡng.


Với hương thơm quyến rũ, từ xa, hương vị mì đã khiến bạn muốn dừng lại, chờ đợi thưởng thức một suất mì nóng hổi, ngon lành. Một món ăn nhanh theo kiểu Nhật Bản.

Trà đạo Nhật Bản như thế nào? Có gì khác biệt?

Bài 2: Tìm hiều nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản
quá trình từ uống trà đến trà đạo là quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ Trung Quốc trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần phật giáo.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo : Hòa – kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.
Các bước trong nghệ thuật uống trà đạo của Nhật Bản:
Chuẩn bị nước pha trà đạo
Nước pha trà thường được giữ ở 800C – 900C  và thường được đựng trong một bình thủy hoặc được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu.
Không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà.
Chuẩn bị dụng cụ pha trà đạo
Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Sau đó cho trà vào ấm. Vì trà của Nhật là trà bột nên thường mỗi người khách là một muỗng café trà xanh (trừ trường hợp người nghiện và muốn uống trà đậm thì cho nhiều hơn).


Pha trà trà đạo
Thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau như sau :
Lần đầu tiên: Pha với nước nóng ở 600C, để trà ngấm trong 2 phút rồi rót ra mời khách. Để giảm nhiệt độ của trà, thường nước sôi sẽ được rót ra một bình trà khác (hay chén tống).
Lần thứ hai :  Pha với nước nóng ở 800C trong khoảng 30 – 40 giây. Nghĩa là cho nước vào ấm trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian nhằm điều chỉnh nhiệt độ.
Cuối cùng: Pha trà ở nhiệt độ 900C khoảng 30 – 40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.
Với những loại trà ngon, thượng hạng có thể pha thêm lần 4,5. Tuy nhiên, loại trà thường chỉ pha đến lần thứ 3 thôi.

Cách rót trà
Các tách trà được để trong khay trà và rót theo thứ tự 1,2,3,4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4,3,2,1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Không được rót đầy trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.
Uống trà.

Người Nhật Bản khi uống trà xanh phải ăn một vài loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống, sẽ ăn vài miếng bánh (Phải ăn hết bánh trong miệng mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo.

Lịch sử trà đạo Nhật Bản như thế nào?


Trong văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản trà đạo là một nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống. Đây luôn là đề tài yêu thích của rất nhiều nhà nghiên cứu, khách du lịch hay bất cứ ai quan tâm đến nền văn hóa của đất nước xinh đẹp này.
Trà đạo được xem như là một điển hình của văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII.
Theo truyền thuyết Nhật, vào thời đó có vị cao tăng người Nhật là Eisai đi du học và mang về từ Trung Quốc một loại bột trà xanh được gọi là matcha. Lúc đầu matcha được dùng với mục đích như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một thức uống xa hoa. Ở thời đó chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng và thưởng thức loại trà này trong các buổi họp mặt.
Thời gian này, giới võ sĩ - giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ đã quy một số quy tắc của một buổi tiệc trà. Sau đó nhà sư Sen no Rikyu - một trong những thương gia giàu có nhất Nhật Bản thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà.


Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới và đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Từ đó, những công dụng và tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà, họ đã kết hợp uống trà với tinh thần thiền của phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực
Ẩm thực Nhật Bản vô cùng phong phú, đa dạng. Với những khách du lịch đến đây một lần không thể thưởng thức hết được ngay cả các món đặc trưng nơi đây. Chúng ta cùng tìm hiểu các món ăn và văn hóa ẩm thực của Nhật Bản qua sự chia sẻ của những thực khách đã được nếm vị ngon của những món ăn có xuất sứ từ đất nước hoa anh đào này nhé!
“Itadakimasu” nghĩa là "Xin mời", là một câu nói lịch sự mà người Nhật thường nói trước khi ăn. Điều này thể hiện rằng người ăn muốn nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa và họ nói “Gochiso sama deshita” có nghĩa là “Cảm ơn vì bữa ăn ngon”.
Với những người không quen thì ẩm thực Nhật Bản có vị khá là “khó nuốt” bởi mùi vị của miso hăng hăng lạ kỳ… nhưng ngược lại có một số món được khá nhiều du khách Việt Việt yêu thích:
- Bánh rán Doraemon có lớp vỏ tơi xốp, lớp nhân mềm mịn vị ngọt vừa phải. Tên gọi chính của món bánh rán này là Teriyaki,  bánh có nhiều loại nhân: đậu đỏ truyền thống, các vị nhân mới như chocolate, dâu, xoài và trà xanh…


- Bentou chứa các thành phần bên trong như thịt, cá, rau, cơm, tráng miệng. Với giới trẻ Việt, Bentou có một nghĩa chung là bữa cơm phong cách Nhật với sự bài trí hài hòa và đẹp mắt.

- Mỳ Nhật có vị ngọt thanh của nước được hầm hoàn toàn từ xương trong nhiều giờ, sự mềm mịn của những sợi mỳ, những nguyên phụ liệu đẹp mắt trong bát hay những chiếc bánh xếp béo ngậy ăn kèm là điểm nhấn của loại mỳ đến từ đất nước hoa anh đào. Có nhiều loại mỳ Nhật như ramen, soba…


- Sushi là sự kết hợp của cơm với những dòng nguyên liệu khác nhau gồm nguyên liệu sống như cá hồi, cá ngừ, trứng chiên… Với sự bắt mắt của sushi nhiều màu sắc, tạo cảm giác no đủ vì có tinh bột, lạ lẫm với ba loại nguyên liệu khác nhau. 

Nếu đến đất nước hoa anh đào đừng quên thưởng thức những món ăn này nhé!!